Mục tiêu của chúng tôi

Naturalliance hướng dẫn mọi người phục hồi và duy trì tài nguyên thiên nhiên nơi con người đang sinh sống.

 

Các hệ sinh thái trên Trái Đất và nguồn tài nguyên của chúng.

Trái Đất nhìn từ Apolo 8 khi đang ở quỷ đạo của Mặt Trăng © NASA
Trái Đất nhìn từ Apolo 8 khi đang ở quỷ đạo của Mặt Trăng © NASA

Hình dung Trái Đất như là một quả bóng các bạn đang cầm trong tay. Phần Sinh quyển, hay lớp vỏ đang có sự sống trong đất và nước, có bề dày mỏng hơn độ dày của móng tay! Lớp sinh quyển mỏng manh đó chứa đựng một bức khảm tuyệt đẹp của các hệ sinh thái, trong đó có các loài thực vật, động vật và các sinh vật khác, cùng với đất, nước và không khí giúp chúng sinh sống. Chúng ta là một bộ phận của hệ sinh thái, bao gồm rừng, núi, đồng cỏ, sa mạc, sông, hồ và biển. Sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào sức khỏe và tài nguyên của các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Sinh vật trong các hệ sinh thái

Gà so xám, loài tiên phong đại diện cho các vùng đất trồng trọt khỏe mạnh © Matej Vranič
Gà so xám, loài tiên phong đại diện cho các vùng đất trồng trọt khỏe mạnh © Matej Vranič

Bây giờ hãy hình dung một quần thể sinh vật nhỏ (thực vật, động vật, nấm hoặc vị sinh vật) trong một hệ sinh thái giàu có về thức ăn và nơi ở, không có hoặc ít vật săn mồi, bệnh tật, loài ký sinh hay các đe dọa khác đến sự sống. Các thí nghiệm đã cho thấy quần thể loại này sẽ tăng trưởng. Thời gian cần thiết để quần thể gia tăng số lượng sẽ khác nhau tùy theo kích thước của các cá thể trong quần thể, vi khuẩn sẽ nhân đôi số lượng trong vài phút, nhưng voi thì cần đến cả thập kỷ hay lâu hơn. Quần thể các sinh vật có kích thước nhỏ có thể được nhân lên vài lần trong vòng một năm. Các quần thể này cuối cùng sẽ chạm đến giới hạn của các nguồn tài nguyên và sẽ tàn lụi do thiếu thức ăn. Tuy vậy, hầu hết các quần thể thực vật và động vật sẽ không tăng trưởng như thế. Tai nạn, bệnh tật và các loài săn mồi sẽ làm giảm số lượng cá thể. Một số nhỏ sẽ sống đến "tuổi già". Các cá thể chết đi sẽ là nguồn sống cho các sinh vật khác trong hệ sinh thái, bao gồm cả chúng ta.

Tác động của chúng ta lên các hệ sinh thái.

Con người sinh sống bằng cách săn bắn hái lượm trong nhiều thiên niên kỹ trước khi biết cách trồng trọt và thuần hóa vật nuôi. Từ sau thời băng hà cuối cùng, nông nghiệp được mở rộng, cung cấp nguồn lương thực ổn định giúp cho các khu định cư của con người phát triển và hưng thịnh, tiến đến hình thành nên các thành phố lớn. Dân số của loài người tăng trưởng hết sức nhanh chóng, gây ra nhiều thiệt hại cho các hệ sinh thái và khí hậu. Nếu bị tác động vượt ngưởng chịu đựng, các hệ sinh thái sẽ không vận hành hiệu quả, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và thiên nhiên. Ở vùng nông thôn, nếu không quản lý tốt hoạt động của con người có thể dẫn đến việc săn bắt quá mức các loài hoang dã. Ở vùng đô thị, chúng ta phụ thuộc vào các hệ sinh thái nông nghiệp từ nơi khác để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ to lớn. Trong xã hội hiện đại, chỉ một số ít người hiểu được các quá trình liên quan, luật lệ định ra bởi cư dân đô thị thường không được cư dân vùng nông thôn hiểu biết đầy đủ. Với dân số đông chưa từng có như hiện nay, rất khó tránh các tác động nguy hại đến chức năng của các hệ sinh thái nếu không có cách tiếp cận đồng bộ dựa trên cơ sở khoa học và kiến thức thực tế.