Chúng ta phải đẩy lùi tình trạng nóng lên toàn cầu

 
Hàm lượng CO2 và nhiệt độ khí quyển gia tăng hàng năm so với mức tiền công nghiệp hóa © Creative Commons.
Hàm lượng CO2 và nhiệt độ khí quyển gia tăng hàng năm so với mức tiền công nghiệp hóa © Creative Commons.

Hành tinh của chúng ta đang nóng lên. Một phần quá trình nóng lên là tự nhiên, do sự trương nở dần của mặt trời hay do những thay đổi nhỏ trong quỷ đạo của Trái Đất. Tuy nhiên, các quá trình đó là có thể dự báo được và không thể giải thích cho sự nóng lên nhanh chóng đang diễn ra. Quá trình nóng lên này đã tăng tốc khi sản xuất công nghiệp và giao thông của con người phát triển. Quá trình nóng lên này phù hợp với dự báo của một nhà khoa học người Thụy Điển 150 năm trước đây rằng việc gia tăng hàm lượng của một số loại khí có thể làm cho khí quyển giữ lại nhiều nhiệt lượng của Mặt Trời. Sự gia tăng kinh ngạc của nhiệt độ không khí trong 70 năm gần đây có thể được giải thích bởi sự gia tăng của các khí "nhà kính", trong đó CO2 và methan chiếm phần lớn nhất.

 

.

Sự suy giảm trong 12 năm của Băng hà Briksdal, Na Uy, vốn bao phủ toàn bộ hồ chỉ một thập kỷ trước. © Mateusz Kurzik/Oleg Kozlov/Shutterstock
Sự suy giảm trong 12 năm của Băng hà Briksdal, Na Uy, vốn bao phủ toàn bộ hồ chỉ một thập kỷ trước. © Mateusz Kurzik/Oleg Kozlov/Shutterstock

Sự gia tăng nhiệt độ trên trái đất gây ra hai tác động cính. Tác động chậm làm tan dần các vùng băng hà ở hai địa cực. Băng hà ở Nam cực và Greenland đang tan chảy nhanh hơn. Các tảng băng tách rời khỏi đất liền và tan ra ở biển làm tăng mực nước biển trên toàn cầu, có thể đến một mét vào cuối thế kỷ này. Tác động nhanh hơn là những thay đổi trong khí hậu và thời tiết có liên quan đến thay đổi trong nhiệt độ nước biển. Nước biển ấm lên làm gia tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển cùng với những thay đồi trong điều kiện thời tiết làm cho một số vùng có nhiều mưa và bão hơn bình thường. Ngược lại một số nơi khác lại trải qua nhiều giai đoạn khô hạn và giảm trữ lượng nước.

Những gì diễn ra khi khí hậu biến đổi

Ngập lụt ở Thái Lan © Atikan Pornchaprasit/Shutterstock
Ngập lụt ở Thái Lan © Atikan Pornchaprasit/Shutterstock
 

Dân số loài người đã gia tăng nhờ vào phát triển nông nghiệp và khí hậu ôn hòa trong nhiều thiên niên kỷ. Tuy nhiên, tình trạng gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu đang tác động đến con người và thiên nhiên qua 4 tác nhân: lũ lụt, cháy rừng, nạn đói và bệnh dịch. Lũ lụt trở nên khắc nghiệt hơn do mực nước biển dâng lên ở những vùng đất thấp và do mưa lớn làm xói mòn đất đai. Những đợt hạn hán kéo dài làm cho thảm thực vật bị khô và thiêu cháy bởi lửa rừng. Hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến thảm thực vật là thức ăn của con người và động vật, gây ra những trận đói vốn có thể trở nên tồi tệ hơn do thiếu nước uống. Các tác động trên làm cho động thực vật dễ mắc các bệnh nhiệt đới khi các tác nhân gây bệnh có xu hướng di chuyển hướng các vùng địa cực khi khí hậu trở nên ấm hơn.

Lửa rừng ở Mỹ © ARM/Shutterstock
Lửa rừng ở Mỹ © ARM/Shutterstock

Hàm lượng CO2 trong khí quyển gia tăng cùng với gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu hỏa và khí đốt. Ngay cả khi chúng ta dừng toàn bộ việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, tình trạng gia tăng nhiệt độ sẽ tiếp tục và thập kỷ nữa trước khi có thể đảo ngược. Nguy hiểm hơn là nhiệt độ có thể đạt đến điểm tới hạn mà sau đó khó có thể đảo ngược. Điều này làm cho việc phá hủy những khu rừng nhiệt đới rộng lớn trở nên hết sức đáng lo ngại. Nếu rừng bị mất đi do cháy, đất đai bị khô hạn, người dân phải di cư đi nơi khác. Nhiều người cũng phải di cư nếu như nước biển dâng và bão lụt làm ngập các thành phố ven biển. Tình trạng di dân do khí hậu đó có thể làm chuyển hướng quan tâm của cộng đồng thế giới khỏi các giải pháp cho các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và sự tồn vong của chúng ta?

Chúng ta có thể làm gì?

Các nguồn cấp điện sinh hoạt mới ở Châu Âu và Châu Phi © Hecke61/MrNovel/Shutterstock
Các nguồn cấp điện sinh hoạt mới ở Châu Âu và Châu Phi © Hecke61/MrNovel/Shutterstock

Một số giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể giúp nước biển, đất và thảm thực vật hấp thu nhiều carbon hơn. Trồng thêm thật nhiều cây sẽ giúp tái tạo đất cũng như tích trữ carbon trong gỗ xây dựng. Các phương pháp duy trì độ ẩm đất thông qua phục hồi hệ sinh thái, đặc biệt là ở các vùng than bùn, trồng rừng và nông nghiệp tái tạo, mang lại nhiều kết quả tốt. Ngoài ra còn có các giải pháp kỹ thuật. Điện gió và điện mặt trời có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch cung cấp năng lượng cho các khu dân cư, công nghiệp và giao thông, nếu như chúng ta có thể tìm cách tích trữ đủ năng lượng phòng khi ít gió hoặc lúc trời tối. Các nước giàu cần lựa chon cách tiêu thụ bền vững hơn đồng thời trợ giúp các nước nghèo bởi tất cả chúng ta đều sống trên cùng một hành tinh. Chúng ta cần hành động nhanh trước khi các điểm tới hạn xuất hiện.