Bảo vệ thiên nhiên
Sự giàu có của thiên nhiên sẽ thay đổi tùy theo cách chúng ta sử dụng đất đai © Chris Heward/GWCT
Khi áp lực lên thiên nhiên càng lớn thì việc bảo vệ và quản lý các khu vực và các quá trình thiên nhiên càng trở nên quan trọng. Các khu bảo tồn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nguồn giống để phục hồi các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ đa dạng loài trong các khu rừng nguyên sinh tại một số nước nhiệt đới hiện khá cao và có thể được bảo tồn mà không cần phải phục hồi. Ngoài các khu vực đó, hệ thống lý tưởng để bảo vệ sinh vật và các hệ sinh thái bao gồm một tổ hợp các khu bảo tồn liền kề nhau hoặc được nối với nhau bởi các hành lang thiên nhiên trong đó việc sử dụng của con người được giới hạn. Nếu các khu bảo tồn thiên nhiên chỉ là những hòn đảo lẻ loi giữa các vùng khai thác triệt để, chúng sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tràn lan, bị mất nguồn nước và khó có khả năng bảo vệ các loài quý hiếm. Việc phân khu chức năng sẽ giúp công đồng địa phương tham gia vào công tác bảo tồn thay vì phải trả chi phí để được tiếp cận với các khu vực có nhiều tài nguyên. Ở Namibia, Nam Phi và Zimbabwe, nhiều loài sinh vật hoang dã và khu vực thiên nhiên được quản lý cho hoạt động săn bắn và du lịch sinh thái bên ngoài biên giới các khu bảo tồn thiên nhiên. Việc phân khu chức năng đặc biệt thích hợp đối với các loài thú hoang dã mà cái lợi mang lại do săn bắn hoặc các hình thức sử dụng khác cao hơn tác hại mà chúng có thể gây ra cho cộng đồng. Cái gì sinh lợi thì sẽ tồn tại.
Phục hồi và làm giàu thiên nhiên
Phục hồi rừng ngập mặn ven biển, ảnh © Marco Quesada
Bất kể việc 15% diện tích đất trên toàn thế giới đang được bảo vệ, các hệ sinh thái con mà người đang sử dụng đang tiếp tục bị xuống cấp, nhiều loài đang bị mất đi do nhu cầu thực phẩm và nguyện liệu ngày càng gia tăng. Tác động từ các công trình hạ tầng như đường giao thông, đập nước, đường dây tải điện, turbin điện gió, có thể được hạn chế nếu áp dụng các kỹ thuật thích hợp. Khi đối phó với tình trạng mất nơi ở của sinh vật, những thay đổi nhỏ đôi khi mang lại hiệu quả to lớn. Các phương pháp này cũng mang lại lợi ích cho nông nghiệp và lâm nghiệp, ví dụ tổ chim nhân tạo, "ngân hàng sâu bọ", và dãy đất vùng đệm. Còn rất nhiều việc cần phải làm để phát triển loại hình "sinh thái hòa giải" này, cũng như tích hợp chúng vào quản trị đất đai (kể cả đô thị) và cơ sở hạ tầng.
Nếu việc khai thác thực phẩm có nguồn gốc hoang dã vượt quá giới hạn bền vững, cần thống nhất với cộng đồng địa phương về các biện pháp bảo tồn dựa trên khoa học hiện đại và tri thức bản địa. Việc mở rộng tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn đang tiến triển chậm do một số nơi không cam kết trách nhiệm bảo tồn ở mức tối thiểu (cách "tiếp cận hệ sinh thái"), và còn do cách suy nghĩ thà rằng hy sinh sự phát triển hơn là dùng quản lý và phục hồi để khắc phục tác động của con người đến thiên nhiên. Mặc dù phục hồi thiên nhiên luôn được đề cập đến trong các chính sách công, việc thực thi các chính sách này thường rất kém. Chính phủ và các tổ chức cần hợp tác tốt hơn trong công tác phục hồi thiên nhiên, cùng với công đồng địa phương và tất cả những ai có quan tâm đến đất đai và sinh vật hoang dã. Mọi người có quan tâm đều có vai trò. Ví dụ, những người nuôi chim ưng đã góp ý thiết kế các đường dây dẫn điện thân thiện với chim, những người xem chim đã giúp xác định vị trí thích hợp để lắp các trạm điện gió.
Hệ sinh thái đô thị
Đa dạng các loài thực vật sẽ dẫn đến đa dạng các loài động vật © Jamesteohart/Shutterstock
Gìn giữ và xây dựng lại thiên nhiên phong phú không chỉ liên quan đến vùng nông thôn mà còn cả nơi đô thị bởi vì tất cả chúng ta đều dựa vào vào thiên nhiên để có thực phẩm, nước uống, không khí trong lành và khí hậu ổn định. Vườn thực vật, công viên, "lá phổi xanh" và "chuổi ngọc bích" để ngăn sự bành trướng của đô thị đang mang lại nhiều lợi ích to lớn bởi việc quản lý vì con người và muông loài luôn cần thiết ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, cư dân đô thị vẫn thường quay về vùng nông thôn và cần được hiểu về thiên nhiên để có thể đóng góp một cách hữu ích cho các công đồng ở nông thôn.